Sun, 12 / 2018 9:37 pm | helios

Trước 1945, Với tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị (Hoài Thanh). Trong các nhà thơ mới “Thế Lữ muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua mình về hạ giới”, còn […]

Trước 1945, Với tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị (Hoài Thanh). Trong các nhà thơ mới “Thế Lữ muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua mình về hạ giới”, còn họ Chế trốn tránh cuộc đời trong “tinh cầu giá lạnh”:

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Loading...

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền đau khổ với sầu lo

Chế Lan Viên đắm chìm trong suy tư vô trong “thế giới điêu tàn”, thế giới của “Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Nhưng sự thành công của Cách mạng tháng Tám như một luồng gió mới thổi vào tâm hồn con người, vào tâm hồn nghệ sĩ, đã làm phục sinh tâm hồn tưởng chừng như đã vụt tắt của họ. và từ đó CHế Lan Viên đã tìm cho mình một niềm vui mới và lẽ sống mới bằng “Ánh sáng và phù sa”. Đó cũng chính là lúc Chế Lan Viên từ bỏ “tinh cầu giá lạnh”, từ bỏ nỗi cô đơn, đưa cái tôi hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn của “cánh đồng vui”, từ thế giới “điêu tàn” đến với “Ánh sáng và phù sa”. Hay mượn cách nói của nhà thơ Pháp “Từ chân trời một người đến chân trời mọi người”. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” chính là hành trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo.

Bài viết cùng chuyên mục