
Khai thác về bối cảnh nạn đói 1945, hầu hết các nhà văn, nhà thơ tập trung chủ yếu vào cái đói, cái chết, sự thảm khốc và vô nhân đạo của chiến tranh. Thế nhưng, vẫn tồn tại một góc nhìn đầy mới mẻ – đầy nhân đạo – một ý khác nổi bật […]
Khai thác về bối cảnh nạn đói 1945, hầu hết các nhà văn, nhà thơ tập trung chủ yếu vào cái đói, cái chết, sự thảm khốc và vô nhân đạo của chiến tranh. Thế nhưng, vẫn tồn tại một góc nhìn đầy mới mẻ – đầy nhân đạo – một ý khác nổi bật lên cái nghèo rẻ rúng, sự giành giật giữa cái sống và cái chết, chúng ta không thể không nhắc tới truyện ngắn Vợ Nhặt, một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của cố nhà văn Kim Lân.
Nhắc về năm Ất Dậu 1945, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ ngay đến sự kiện lịch sử trọng đại và niềm vui của ngày khai sinh ra đất nước Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể không quên, cũng không thể không xót xa nhớ về những người đồng bào đã ra đi trong nạn đói kinh hoàng. Nhìn những bức ảnh, đọc những con số về nạn đói thảm khốc, nỗi đau đớn của hơn 70 năm lịch sử dường như vẫn còn đó, khôn nguôi. Khi mà chỉ khoảng nửa năm thôi đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người dân Việt Nam.
Truyện ngắn Vợ Nhặt được viết và in trong tập Con chó xấu xí dựa trên bối cảnh nạn đói Ất Dậu năm 1945. Tóm tắt Vợ nhặt, mở đầu truyện ngắn là không khí tang thương bao trùm lên toàn bộ làng mạc, xóm điều, đời sống dân làng bần cùng, cảnh kẻ sống người chết nhan nhản “người chết như ngả rạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác, cái đói đang hoành hành, cuộc sống của người dân thê thảm, rẻ rúng.
Thế nhưng, đứng trên bờ vực của cái chết, mạng sống của mình còn khó giữ được, vậy mà anh cu Tràng vừa nghèo, vừa xấu xí, thô kệch lại “nhặt” được cô vợ giữa nạn đói khủng khiếp trong lịch sử. Người vợ nhặt không tên, không gia đình, không quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường với số phận nhỏ nhoi, rẻ rúng. Dù đang cận kề cái chết nhưng những con người chân phác ấy không hề nghĩ về cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, họ vẫn hy vọng và luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn.
Tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phản ánh cuộc sống thê thảm của người dân trong thảm cảnh nạn đói. Sự thành công nhất của tác phẩm, đó là sự tinh tế trong ngòi bút của tác giả tập trung vào miêu tả tâm lí nhân vật. Cái táo bạo, cái hay, cái mới mẻ trong tác phẩm chan chứa tính nhân đạo và sự cảm thông của tác giả với nỗi khổ của những người dân nghèo được thể hiện thông qua việc phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách của nhân vật anh cu Tràng và chị vợ “nhặt”.
Nhà văn Kim Lân chính là cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam, trong đó tác phẩm Vợ nhặt được coi là kiệt tác của văn học hiện thực Việt Nam.
Cuốn sách Vợ nhặt và những tựa đề sách tương tự như Chí Phèo, Tắt đèn, … hiện đã đã có mặt tại khắp các Nhà Sách FAHASA trên toàn quốc.
FAHASA là công ty chuyên kinh doanh các dòng sách quốc văn, ngoại văn, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm, dụng cụ học tập, quà lưu niệm và đồ chơi dành cho trẻ em
Hệ thống nhà sách FAHASA hiện đã có mặt khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Với hơn 60 nhà sách, FAHASA hi vọng sẽ là nơi hữu ích cho bạn đọc tìm kiếm những giá trị kiến thức sâu sắc và thư giãn mỗi ngày.