
Đặt vấn đề: Trong giai đoạn 1954-1965, cả đất nước ta sôi nổi trong công cuộc xây dựng CNXH. Theo sát nhiệm vụ cách mạng của đất nước, văn học thời kì này vẫn xác định mục đích phục vụ đường lối chính trị và tìm đến với một phương pháp sáng tác mới – […]
- Đặt vấn đề:
Trong giai đoạn 1954-1965, cả đất nước ta sôi nổi trong công cuộc xây dựng CNXH. Theo sát nhiệm vụ cách mạng của đất nước, văn học thời kì này vẫn xác định mục đích phục vụ đường lối chính trị và tìm đến với một phương pháp sáng tác mới – phương pháp hiện thực XHCN. Sự kết hợp của yêu cầu chính trị với yêu cầu của phương pháp sáng tác mới đã đem đến cho các nhà văn những khám phá, phát hiện mới về con người khác với nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán, dừng lại ở kết thúc hiện thực tăm tối, thì các tác phẩm thời kì này lại dõi theo bước chân người lao động trong cuộc hành trình từ bóng tối ra ánh sáng – đó là con đường giác ngộ của nhân dân nhờ Cách mạng, là khát vọng đổi đời và chân trời mới đầy hy vọng mà Đảng mở ra trước mắt người dân. Tiêu biểu cho khuynh hướng khai thác hiện thực đó, phải kể đến hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân.
2. Giải quyết vấn đề:
Giống nhau: Dù tương quan và mức độ khác nhau, song cả 2 tác phẩm đều đề cập đến một đề tài chung: là cuộc đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng. Vợ chồng A Phủ khi đến Phiềng Sa, trở thành du kích đã đứng lên giải phóng quê hương, giải phóng cuộc đời. Còn anh Tràng (Vợ nhặt), trong bữa ăn ngày đói đã hình dung về đoàn người đi phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo với một tâm trạng bâng khuâng.
- Ở cả hai tác phẩm, các tác giả đều hướng tới một nội dung nhất quán: dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, dưới chế độ xã hội mà mỗi con người chỉ biết phận mình thì người lao động cưc khổ, không hạnh phúc, không tương lai: Mị và A Phủ chỉ là con trâu con ngựa cho nhà thống ký, cuộc đời Tràng bị bủa vây bởi cái đói, cái chết. Song nhờ Cách mạng, họ đã và sẽ được giải phóng.
- Về bút pháp, tuy mức độ khác nhau, song cả 2 tác phẩm đều có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn theo phương pháp sáng tác hiện thực XHCN – không nhìn phiến diện một chiều mà thấy tương quan cả hai chiều của hoàn cảnh, cộng tính cách: hoàn cảnh tác động lên tính cách và ngược lại, tính cách cũng góp phần cải tạo hoàn cảnh.
Khác nhau:
Phát hiện về thân phận: do các nhà văn nhìn nhận, khai thác, khám phá số phận con người ở những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, nên các nhân vật bộc lộ những nét khác trong số phận.
- Vợ nhặt: nạn đói khủng khiếp do Nhật – Pháp gây ra khiến cho cái giá của con người rẻ như rơm rác; cái đói cái chết bao bọc, bủa vây, tạo nên một không gian mà ở đó người lẫn với ma, trần gian ngấp nghé miệng vực âm phủ, sự sộng gần kề cái chết. Người đàn bà rách rưới, gầy sọt, thậm chí không có lấy một cái tên. Vì cái tên sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi có thể nay mai, chị ta cũng chỉ là một cái xác nằm cong queo bên vệ đường. Còn Tràng, gã trai ngụ cư xấu xí cũng chỉ cần mời 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa vu vơ đã khiến người đàn bà ấy bằng lòng theo không anh về làm vợ. Ngay nhan đề “Vợ nhặt” cũng đủ để gợi ra mức đổ rẻ rung của thân phận.
- Vợ chồng A Phủ: dưới ách thống trị của bọn chúa đất – tay sai của thực dân Pháp, thân phận con người không bằng kiếp trâu ngựa. Từ một cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo, có một tình yêu đẹp, một ý thức tự chủ, chỉ vì món nợ của mẹ cha, Mị đã phải sống kiếp con dâu gạt nợ, cô trở thành người đàn bàn câm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, sống âm thầm trong một căn buồng tối, đánh mất ý thức về thời gian, không gian, lại còn bị chà đạp, bị tước đoạt quyền được sống của một con người. Còn A Phủ, chỉ vì đánh nhau với con quan làng mà bị trói, bị đánh, bị phạt và phải biến mình thành thân trâu thân ngựa để trừ nợ. Dù A Phủ có lao động giỏi, chăm chỉ, cần cù thì sinh mạng của anh cũng không được coin gang với con vật. Chỉ vì để hổ ăn mất một con bò mà A Phủ bị trói đứng chờ chết bên cái cọc ở giữa sân. Cái cọc do chính anh đóng xuống. Những người như Mị, A Phủ , bất kì lúc nào cũng có thể bị trói đến chết, như một người đàn bà trong nhà Pá Tra đã từng chết héo, chết khô, chết đói.