Fri, 12 / 2018 1:43 am | helios

a. Mở bài Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đặc biệt sắc sảo trong phát hiện những vấn đề của cuộc sống đương đại, thể hiện con người thời đại, nhất là cách nghĩ, cuộc sống tinh thần của họ Trong […]

a. Mở bài

  • Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đặc biệt sắc sảo trong phát hiện những vấn đề của cuộc sống đương đại, thể hiện con người thời đại, nhất là cách nghĩ, cuộc sống tinh thần của họ
  • Trong truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), qua nhân vật bà Hiền, Nguyễn Khải thể hiện cảm nhận về những giá trị bất biến của con người Hà Nội trong một xã hội đang diễn ra nhiều đổi thay.
  • b. Thân bài

Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và cách ứng xử của bà Hiền

Loading...
  • Những nét đẹp trong suy nghĩ:

Nhân vật cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xalong văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống rất tư sản: “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba –đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng – tô cổ long, đi giày nhung đính hạt cường”. cái ăn cũng không giống với số đông: :Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên địa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đây là một lối sống lịch lãm, nền nếp,  nhìn cứ ngỡ là tư sản nhưng thực chất cô Hiền không phải là tư sản bởi vì “Cô không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản”. Cô làm ăn lương thiện với cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sosongs”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa.

Bà Hiền có môt tình yêu Hà Nội rất sâu nặng: Khi hòa bình lập lại 1955, nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về. “Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. người thì tìm những vùng đất mới để làm ăn, sinh sôi. Riêng gia đình cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội. Đây chính là sự gắn bó máu thịt, tình yêu của cô đối với HN. Hay sau kháng chiến chống Mỹ, mỗi bận nhân vật “tôi” từ Sài Gòn trở về HN, bà băn khoăn hỏi “ Anh ra HN lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào?”. Cứ ngỡ đó chỉ là câu hỏi xã giao nhưng thực chất là chứa đựng tất cả những đau đáu, phấp phỏng và hi vọng về tương lai HN.

Nhân vật bà Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch cảu người đất kinh kỳ. Đó là vẻ đẹp có trong bản thân nhân vật và được nhân vật không ngừng ý thức, vun đắp. Vẻ đẹp ấy được thể hiện ở cách nuôi dạy con , uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng… Với bà Hiền, đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội.  Bà còn nói làm người Hà Nội thì phải “Biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”. đây không phải biểu hiện của sự kỹ tính mà thể hiện nét tinh tế của một người có văn hóa.

Vẻ đẹp thanh lịch ấy còn thể hiện qua lối sống, qua những thói quen lịch lãm rất Hà Nội. Dường như sự lịch lãm ấy như dòng máu chảy qua huyết quản của bà bao thời gian. Thời thiếu nữ thì mở Xalong văn chương, khi về già thì tĩnh tâm hưởng ngoạn cái đẹp, trang trọng giữa nhịp sống xô bồ…

Ngoài vẻ đẹp thanh lịch quý phái, ở bà còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế: Là phụ nữ nhưng bà mạnh mẽ, chủ động, tự tin, dám là chính mình. Trong hôn nhân bà chủ động lấy một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ. Bà nào chọn ai trong đám văn nhân một thời vui chơi? Sự kiện ấy làm cả “Hà Nội” kinh ngạc. Bà tính toán việc sinh con đẻ cái sao cho hợp lý, bảo đảm tương lai con cái. Nếu trong thời kỳ phong kiến vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ thì trong xã hội hôm nay, bà Hiền luôn đề cao người phụ nữ “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Bà cũng quyết định kinh tế gia đình trong cái buổi giao thời đầy phức tạp. Ông chồng định mở tiệm máy in trong khi nhà nước đang có ý kiến “không thích cá nhân làm giàu”. Bà nhanh chóng cản ngăn “Ông muốn làm ông chủ ở cái chế độ này à”. Đây chính là cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của con người biết nhìn xa trông rộng.

Vẻ đẹp của bà Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con người Hà Nội, luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình. Lòng tự trọng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của bà về hai người con đi bộ đội. Khi anh Dũng xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu, bà nói với nhân vật “tôi”: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai, bà cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó”. Bà muốn sự công bằng như bao bà mẹ khác “Tao muốn sự bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớn gì”. Là người mẹ ai mà không yêu con, khong muốn gặp con gặp gian nguy, bất trắc nhưng ở đây bà Hiền muốn dạy con đừng bao giờ sống đớn hèn, sống bám vào sự hi sinh của người khác là sống đáng hổ thẹn. Lòng tự trọng không cho phép con bà sống hèn nhát, ích kỷ. Ở đây bà còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở bà Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản.

Bà luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hóa Hà Nội: “Mỗi thế hệ đề có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”. Dù sống trong cơn lốc thị trường làm xói mòn đi nếp sống của người Hà Nội ngàn năm văn vật nhưng nó không làm lay chuyển được ý thức con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi.

c. Kết bài

Bài viết cùng chuyên mục