Fri, 03 / 2018 5:26 am | helios

1. Thế nào là nói giảm nói tránh? Để biểu đạt một cách tế nhị, uyển chuyển, tránh gây những cảm giác “sốc” về mọt sự đau buồn hay ghê sợ, hoặc tránh nói tục tĩu, thô lỗ, người ta thường nói giảm , nói tránh. Đây là biện pháp tu từ, ngược lại với […]

1. Thế nào là nói giảm nói tránh?

Để biểu đạt một cách tế nhị, uyển chuyển, tránh gây những cảm giác “sốc” về mọt sự đau buồn hay ghê sợ, hoặc tránh nói tục tĩu, thô lỗ, người ta thường nói giảm , nói tránh. Đây là biện pháp tu từ, ngược lại với cách nói khoa trương, khuếch đại, nói quá.

Loading...

Ví dụ 1:

  • Tôi sẽ “Đi gặp cụ Các Mác, Cụ Leenin và các vị đàn anh khác”.  (Hồ Chí Minh -Di chúc)
  • Bác đã đi rồi sao Bác ơi. (Tố Hữu -Bác ơi)
  • Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ “Chẳng còn”.   (Hồ Phương -Thư Nhà)

Cách nói ở ví dụ trên để làm giảm nhẹ đi phần đau buồn . Như vậy nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi,  làm yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến. Tuy nhiên nói giảm khác với thu nhỏ nội dung lẫn cấu trúc.

Ví dụ 2.

Khi muốn chê trách một điều gì đề người nghe khỏi bị chạnh lòng, người ta thường nói giảm bằng cách phủ định điều ngược lại với sự đánh giá.

Chẳng hạn như lẽ ra nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì có thể vận dụng cách nói giảm để đặt câu đánh giá tế nhị hơn như

Bài thơ của anh có vẻ như chưa được như ý muốn hay “ý thơ xem ra chưa được hấp dẫn lắm”

Ví dụ 3.

Dùng nhiều mỹ từ để làm nhẹ đi một đặc trưng nào đó của đối tượng, chúng ta thường dùng từ ” không” để phủ định hoặc dùng 2 lần từ “không” để khẳng định một cách thận trọng hơn.

“Xưa nay anh ta là người tốt, việc này không hiểu sao anh ta lại làm như vậy”.

“Thái độ của anh không phải không đúng nhưng còn chờ xem thực tế xảy ra như thế nào”

Ví dụ 4.

Nói giảm, nói tránh còn được thông qua bởi các hình thức tu từ ẩn dụ hay từ hoán dụ để làm giảm, làm nhẹ cảm giác cho người nghe.

Ví dụ: “Thôi rồi, Lượm ơi!”

 

 

Bài viết cùng chuyên mục