Thu, 12 / 2015 11:58 pm | helios

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA                                                                   ThanhThảo Loading... .A. Mức độ cần đạt:     1.Kiến thức:           – Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.           – Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.    2.Kĩ năng:            – Nâng cao kĩ năng đọc […]

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA                 

                                                 ThanhThảo

Loading...

.A. Mức độ cần đạt:

    1.Kiến thức:

          – Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.

          – Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.

   2.Kĩ năng:

           – Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại, thơ thời kì đổi mới trong sự so sánh với văn học 1945-1975- đặc biệt là những cách tân táo bạo về hình thức biểu đạt trong thơ Thanh Thảo. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

           – Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực           

 3. Thái độ:- Yêu mến và trân trọng Lorca cũng như trân trọng nền văn hóa nước ông.

B. Phương tiện thực hiện:

1. GV: SGK, SGV, Giáo án, Tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng

2. HS: SGK, Vở soạn.

C. Phương pháp  tiến hành

Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

D.Tiến trình tổ chức dạy học :   

      Hoạt động 1: Ổn định lớpTạo tâm thế tiếp nhận cho HS

Gv tổ chức kiểm tra bài cũ  lần lượt đặt câu hỏi: Tiết trước chúng ta đã  học bài

“ Sóng “ của Xuân Quỳnh (Tiết 37 theo PPCT), em hãy đọc thuộc lòng bài thơ

“ Sóng”  và phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ. GV gọi HS lên bảng trả lời rồi nhận xét cho điểm.

GV giới thiệu bài mới: Cũng giống như Xuân Quỳnh, Thanh Thảo là một gương mặt quen, thuộc các nhà thơ trẻ chống Mĩ và cả sau này. Thế nhưng Thanh Thảo có một giọng điệu, một cách thức rất riêng , độc đáo trong thi ca. Cái độc đáo của ông được coi là một hiện tượng lạ ngay trong những năm 1972. Sau 1975 Thanh Thảo tiếp tục với những đổi mới trên hành trình sáng tạo tạo ra một giọng thơ trầm, giàu suy tư , với những liên tưởng độc đáo , bất ngờ mang ý nghĩa khái quát sâu xa. Giống như “giọt cồn ở nồng độ cao” ( Chu Văn Sơn) bề ngoài thì lạnh mà bên trong thì nóng bỏng . “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một thi phẩm tiêu biểu cho kiểu tư duy đó của Thanh Thảo.

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

 Hoạt đông 2:  Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm.

I . Tìm hiểu chung:

Phương pháp vấn đáp- thuyết trình :

+ Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi sau:

? Phần tiểu dẫn có những nội dung gì?

(Có 2 nội dung: giới thiệu về tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca)

HS trả lời kiến thức trong Sgk.

Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh ghi một số ý.

Và để tạo cho học sinh sự hứng thú khi đến với tác giả và tác phẩm GV có thể đưa ra quan niệm của Thanh Thảo về thơ “ Thơ là cõi lặng lẽ của con Hổ. Ngay con Hổ cũng có lúc giật mình vì một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cõi liều và nỗi sợ, thơ là con dao găm tôi ném vào khoảng trống nhưng người bị thương lại chính là tôi. Thơ là chữ nghĩa nhưng không phải là chữ nghĩa, là vô thức nhưng không hẳn là vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ.”

1) Tác giả Thanh Thảo:

– Là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ

– Ông được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

– Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

Phương pháp vấn đáp gợi mở:

+ tìm hiểu về xuất xứ: (Kết hợp thêm phương pháp thuyết trình- minh họa: HS nêu xuất xứ của  bài thơ. GV bổ sung thêm về đặc điểm chung của  tập thơ, dùng máy chiếu hình ảnh của Lor- ca và khối vuông ru bích.

+ Tìm hiểu về thể loại:

 ? Bài thơ đựơc làm theo thể thơ nào? Cách trình bày có gì đặc biệt so với các nhà thơ đã học trước đó?

Gv nói qua về trường phái thơ tượng trưng, siêu thực:Theo chủ trương, khuynh hướng này nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo. Những sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.Với trường phái này, những chủ thể rất bình dị được đặt trong một phông màn hoặc bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực. (Theo Bách khoa Tự điển triết học)

+ Tìm hiểu bố cục bài thơ:

GV nêu câu hỏi : Chúng ta có thể chia bài thơ ra làm mấy đoạn? Tại sao em lại chia như vậy? gọi tên nội dung chính của từng đoạn?

HS sẽ có những cách chia khác nhau GV sẽ dựa trên những ý kiến của HS để nhận xét đánh giá. Trong quá trình đi đến thống nhất một cách chia để làm cơ sở cho việc tìm hiểu bài thơ GV dùng hệ thống câu hỏi để từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề ở chỗ cách chia nào sẽ  giúp ta tiếp nhận bài thơ dễ dàng hơn.

+ Tìm hiểu chủ đề của bài thơ?

(Viết về ai? Nhằm thể hiện điều gì?)

2) Bài thơ: Đàn ghi ta của Lor – ca.

– Xuất xứ: Rút trong tập: Khối vuông Ru – bích (1985). Tên tập thơ là hình dung của tác giả về cấu trúc thơ, một mô hình mở, khước từ khuôn mẫu đã ổn định để giải phóng cảm xúc và tưởng tượng theo hướng hiện đại.

 

 

– Thể loại: Thơ tự do mang phong cách siêu thực tượng trưng: Không có dấu chấm câu, không viết hoa đầu dòng, nhịp điệu biến hóa linh hoạt, có sự mô phỏng tiếng đàn, hình ảnh gợi nhiều liên tưởng ẩn dụ.

Bố cục bài thơ:

 Có thể chia làm 4 đoạn.

+ Đoạn 1 (6 dòng đầu):  Sự đồng cảm sâu sắc đói với hình ảnh Lor – ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.

+Đoạn 2 (12 dòng tiếp): Nỗi xót thương trước  cái chết oan khuất tức tưởi của Lorca.

+ Đoạn 3 (4 dòng tiếp): Niềm xót thương Ga – xi – a Lor – ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor – ca còn dang dở.

+ Đoạn 4 (9 dòng cuối): Suy tư và lòng ngưỡng mộ sự bất tử của Lorca giống như một huyền thoại.

Chủ đề: Đồng cảm, thấu hiểu, xót tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi Lor – ca: Tài năng,  nhân cách và bản lĩnh.

Hoạt động 3: Đọc văn bản- giải thích những từ ngữ khó

+ Học sinh đọc bài thơ, giáo viên có thể đọc lại để lưu ý cho học sinh về nhịp thơ

 

 

 

Hoạt động 4: Phân tích, cắt nghĩa

Phương pháp vấn đáp gợi mở- – Tìm hiểu nhan đề và lời đề từ: GV :  Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích về đàn ghi ta và Lor – ca trong SGK. Hai hình ảnh này được đưa vào ngay từ nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? Nhan đề và lời đề từ giúp em hiểu như thế nào về bài thơ?

HS: làm việc cá nhân , trả lời

GV: Lắng nghe và phản hồi tích tích cực. Cuối cùng nhận xét, chốt ý.

 

GV có thể đưa ra tình huống và nêu câu hỏi: Trong bài thơ “ Ghi nhớ “ của Lorca có câu “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” , tại sao Thanh Thảo lại lấy câu đó làm đề từ trong bài thơ viết về Lor ca của mình?

Gv  vấn đáp gợi mở : hình ảnh cây đàn ghi ta có hai ý nghĩa biểu tượng: đàn ghi ta là phần hồn của đất nước Tây Ban Nha, đàn ghi ta là biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca. Như vậy lời đề từ của bài thơ cũng là lời di chúc của Lor-ca “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” có thể được hiểu như thế nào?

 

Tìm hiểu cấu trúc  bài thơ:

GV: Hai hình ảnh chính của phần nhan đề và lời đề từ cũng là hai hình ảnh chính xuyên suốt trong bài thơ tạo nên cho bài thơ một cấu trúc theo kiểu ru bich.

I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1.     Đọc – giải thích hình ảnh, từ ngữ khó:

– Giọng trầm, ngắt nhịp linh hoạt, có lúc bi tráng có lúc da diết sâu lắng, chú ý thể hiện cái tôi nội cảm của Thanh Thảo trong giọng đọc hướng vào cảm xúc nội tâm.

– Chú thích : SGK

2.Tìm hiểu chi tiết :

a. Nhan đề và lời đề từ

– Nhan đề: Từ hình ảnh là nhạc cụ truyền thống và người nghệ sĩ vĩ đại của Tây Ban Nha đi vào trong bài thơ của Thanh Thảo, đàn ghi ta và Lor- ca trở thành một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa  và đối tượng trữ tình đâỳ ấn tượng giúp  chuyển tải đựơc những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta.

 

 

– Lời đề từ: + Đàn ghi ta là phần hồn của đất nước Tây Ban Nha->thể hiện tình yêu Tổ quốc nồng nàn.

+ Đàn ghi ta là biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca -> Ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ  thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới-> tình yêu đối với nghệ thuật.

 

 

 

 

 

b. Cấu trúc của bài thơ :

     Lorca                                    Tiếng đàn ghi ta

Bọt nước                      

 

Sự sống                      

 

 

 (Kết hợp với phương pháp vấn đáp giải thích minh họa- và kĩ thuật sơ đồ tư duy- điền khuyết) GV cho học sinh xem hình ảnh về khối vuông ru- bích cùng việc giải thích về đặc điểm của nó , đồng thời đặt câu hỏi để HS phát hiện ra cấu trúc ru bich của bài thơ này qua việc áp dụng sơ đồ tư duy điền khuyết.

Gv đưa ra sơ đồ , yêu cầu HS điền tiếp tục những chỗ còn trống .

(sơ đồ đưa ra trống những cụm từ HS cần điền có trong các ô hình chữ nhật.)

 

– Tìm hiểu hình tượng Lor ca (Kết hợp với phương pháp vấn đáp- giải thích minh họa- thuyết trình)  

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng Lor- ca đựơc khắc họa như thế nào trong bài thơ qua từng phần theo như bố cục đã được tìm hiểu .

*Trước hết là đoạn 1 :  Gv kết hợp việc nêu câu hỏi và xem hình ảnh về đấu sĩ bò tót – một đặc trưng của Tây Ban Nha. Kết hợp với thuyết trình ở những đoạn bình giảng.

       + Trong 6 dòng đầu có những hình ảnh nào gợi liên tưởng đến Lor-ca? Và những hình ảnh đó có gì đặc biệt? Gợi cho em những liên tưởng như thế nào? Nó có ý nghĩa gì? Qua đó có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đoạn 2:   Thanh Thảo đã miêu tả như thế nào về những giây phút cuối của Lor – ca?

(Kết hợp giải thích minh họa:  Lor – ca bị bọn phát xít giết ném xuống giếng để phi tang)

GV chuyển : Thật bất ngờ hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy tác giả lại như nghe thấy âm thanh của đàn ghi ta: Âm thanh ấy trên chặng đường lãng du của người nghệ sĩ là tiếng đàn bọt nước tan rồi hiện thì khi Lor-ca bị hành hình thì đó là tiếng ghi ta nâu , tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta dòng dòng máu chảy và giữa không gian ấy hiện ra không gian “bầu trời cô gái ấy”…

GV yêu cầu  Hs giải mã những hình ảnh cùng với phát hiện về những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ này. Căn cứ vào những câu trả lời của HS GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

( kết hợp với kỹ thuật sơ đồ tư duy)

Qua đó thể hiện tình cảm thái độ của Thanh Thảo như thế nào?

* Đoạn 3:   GV gợi ý cho HS thảo luận: Tại sao lại có câu “không ai chôn cất tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” là như thế nào? Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” có thể hiểu ra sao?

 

 

 

HS trả lời GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS sau đó chốt lại bằng những lời bình sâu sắc.

 

nâu, xanh, tròn, vỡ tan. .                                

 

Cái chết                                          

 

 

 

 

       
 
   
 

 

 

 


  

 
 

 

 


 Tự sự                                Trữ tình                                                 

 

Liên tục                         Gián đoạn

 

 
 

Dấu hiệu của nghệ thuật thơ siêu thực

 

 

 

 


c. Hình tượng Lor-ca :

 * Đoạn 1:  Lor – ca, người nghệ sĩ tự do:           

 + Các hình ảnh gợi liên tưởng đến Lor-ca:

– Tiếng đàn bọt nước: Đó là thứ âm thanh có hình khối tròn trịa, nhảy nhót, mỏng manh nhưng không dễ bị tiêu diệt (lúc hiện lúc tan nhưng tan rồi lại hiện)-> đó là cảm nhận rất riêng của tác giả về tiếng đàn của Lor-ca.

 – Áo choàng đỏ gắt – hình ảnh gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường với cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót, một hoạt động văn hóa của Tây Ban Nha.

– Vầng trăng

– Yên ngựa

– Âm thanh: Li – la – li, la li la -> sự đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lor – ca, người đã dùng tiếng đàn để giãi bày nỗi buồn và khát vọng.

=> Lor – ca, người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc, đi lang thang với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước.=>  Một con người tự do, một nhà cách tân nghệ thuật mong manh và đơn độc.

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ: đặt trong sự đối lập.

– Qua hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” để tạo dựng không khí chính trị ở Tây Ban Nha ngột ngạt và nền nghệ thuật già nua cần được cách tân -> Lor – ca, nghệ sĩ tự do, khát vọng dân chủ đối lập với sự ngột ngạt và già nua đó.

*Đoạn 2: Lor – ca với cái chết bi thảm:                                      

                      (Đối lập)

  + Hát nghêu ngao   ><  áo choàng bê bết đỏ.

                 â      (Hoán dụ)               â         

   Tự do của             > <       bạo lực tàn ác

      người nghệ sĩ                         của phát xít                

 
 

     Tiếng đàn ghi ta  

           ( hoán dụ)                                     

     Cuộc đời Lor-ca

 

 

 

 


    

 
 

 

 


 

 
 

àHệ thống hình ảnh vừa mang ý nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ,  t­ượng trư­ng, Thanh Thảo tái hiện cái chết bi thảm của Lorcaà  đau xót trước cái chết của một tài năng, một nhân cách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Đoạn 3:  Niềm xót thương Ga – xi – a Lor – ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor – ca không ai tiếp tục.

-Nỗi xót tiếc Lor-ca chuyển hóa thành niềm tin bất tử của tiếng đàn.

+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang -> Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca còn là tình yêu khát vọng , cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể hủy diệt nó bất tử giống như thứ cỏ mọc hoang.

 + Giọt nước mắt vầng trăng , long lanh trong đáy giếng-> Hình ảnh đẹp, buồn gợi cái chết của Lor-ca và sự nghiệp cách tân đang còn dang dở. Sự xót tiếc không chỉ với riêng Lor-ca mà còn đối với nền nghệ thuật Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung. Bởi lẽ Lor-ca chết, nghệ thuật không có ai dẫn đường trở thành thứ cỏ mọc hoang.

GV : đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn cuối.

– Từ sự đồng cảm với nỗi đau , Thanh Thảo đã hình dung hành trình về cõi khác của Lor-ca. Trong sự hình dung, Lor-ca đã giải thoát và về cõi khác như thế nào? Để bước vào thế giới ấy tác giả đã miêu tả hình ảnh của Lor-ca như thế nào?

GV gợi mở: Hình ảnh của Lor-ca như thế có lưu luyến có tiếc nuối không?

Hình ảnh Lor-ca về cõi vĩnh hằng để lại trong em suy nghĩ gì?

? Cách kết thúc bài thơ với âm thanh li la li – la li la có ý nghĩa gì?

HS trình bày. Gv Nhận xét khái quát, chốt ý.

 

* Đoạn 4: Những suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor – ca như một huyền thoại:

-...dòng sông, ghi ta màu bạc: Gợi cõi chết, siêu thoát.

– Các hành động:

+ ném lá bùa vào xoáy nước

+ ném trái tim mình vào cõi lặng yên

à sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.

Li-la li-la li-la: + gợi nhịp thời gian vẫn chảy mãi. Sự sống tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi hồi sinh.

+Tiếng đàn ghi ta tạo nên dư âm, bản nhạc của Lor – ca vẫn còn đang tiếp tục.

=> Tác giả Thanh Thảo kính trọng và tri  âm  Lor – ca.

àNhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự.

GV: hướng dẫn HS tổng kết lại và nét nghệ thuật của bài thơ (Kết hợp phương pháp vấn đáp minh họa – thuyết trình – kỹ  thuật sơ đồ tư duy- điền khuyết)

 Khái quát lại về những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ về: Thể loại, hình ảnh, ngôn ngữ, yết tố âm nhạc

   

 

-HS làm việc cá nhân trước lớp. HS khác bổ sung.

GV: nhận xét và chốt ý.

-HS làm việc cá nhân trước lớp. HS khác bổ sung.

GV: nhận xét và chốt ý.

 

 

GV: Đặt câu hỏi Qua việc đọc hiểu bài thơ  hãy sơ đồ hóa mối quan hệ giữa nhà thơ và đối tượng trữ tình

 

d. Vài nét về nghệ thuật:

– Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, lối thơ vắt dòng, có cấu trúc gián đoạn trong suy cảm nhưng lại rất liên tục trong cốt tự sự.

– Thủ pháp tiêu biểu của thơ tượng trưng siêu thực đặc biệt là chuỗi hình ảnh thơ phong phú, mang tính tượng trưng gợi nhiều liên tưởng.

– Ngôn từ mới mẻ, sáng tạo.

– Yếu tố âm nhạc trong bài thơ : Những dòng li la li la.

+ Tạo tính nhạc cho bài thơ mang kết cấu nhạc giao hưởng. Nó như một bè trầu trong phần nhạc điệu của ghi ta.

+ Gợi nhắc đến một loài hoa li la (tử đinh hương)

è  Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc.

         Kết cấu song trùng: Mạch cảm xúc của bài thơ + hình tượng Lor-ca =  Bài thơ

“ Đàn ghi ta của Lor- ca”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                    

                   

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5: Tổng kết

– Học sinh đọc phần ghi nhớ Sgk.

? Trình bày những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 

 

3 – TỔNG KẾT: – Nội dung:+ Nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor – ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha.

+ Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ tự do với khát vọng chân chính.

– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ và ngôn ngữ thơ mới mẻ, giàn ý nghĩa tượng trưng; kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc.

     Hoạt động 6:+ Củng cố: Áp dụng phương pháp đóng vai

          GV đưa ra tình huống giả định: Nhà thơ Thanh Thảo là khách mời trong một chương trình mà nhà trường tổ chức nhằm cho HS giao lưu nói chuyện và em có tham dự chương trình đó.  GV sẽ đóng vai nhà thơ còn HS sẽ là người trò chuyện với nhà thơ qua những câu hỏi  về những vấn đề còn khúc mắc khi tiếp cận bài thơ. Qua đó Gv có thể củng cố lại những điểm cơ bản của bài dạy. Đặc biệt là sẽ biết HS còn chưa hiểu chỗ nào để có thể giải đáp , bổ sung trong các tiết học chủ đề tự chọn hoặc phụ đạo sau đó.

+ Bài tập về nhà: (Áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy) Sưu tầm hoặc sáng tác những hình ảnh , tư liệu để khái quát nội dung bài học bằng các dạng sơ đồ tư duy.

4.Kết quả đạt được:  Tôi đã thực thi thể nghiệm Thiết kế dạy học “ Đàn ghi ta của Lor-ca” dạy-học ở 2 lớp: 12G, 12I trường THPT Lê Văn Linh và đã thu được kết quả rất khả quan:

          Thi khảo sát chất lượng học kì I -(do Trường tổ chức chung cho cả khối 12 – tháng 12- 2012):

Đề ra: Cảm nhận của anh/ chị  về hình ảnh của Ph.G.Lor- ca được thể hiện trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ( Thanh Thảo)?

Kết quả:

  * 12G   Trung bình trở lên: 38/50 = 76%,  trong đó Khá Giỏi: 6/50    =   12%

    ( 12 G- khi ở 11 nguyên là lớp yếu kém về học lực nói chung, về môn Ngữ

       văn nói riêng)

  * 12 I   Trung bình trở lên: 46/49= 93,8% trong đó Khá Giỏi: 27/49 =   53,6%.

   T«i ®· lµm phÐp so s¸nh kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh vµ thu ®­îc kÕt qu¶ rÊt kh¶ quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục