Sun, 10 / 2015 8:27 am | helios

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Loading... 1.     Quan điểm sáng tác ·        Khái quát: Sinh thời, Bác Hồ chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, muốn cống hiến cả cuộc đời cho Cách mạng. Tuy nhiên, do những yêu cầu của lịch sử, do có một tâm […]

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Thumbnails23422013044200

Loading...

1.     Quan điểm sáng tác

·        Khái quát: Sinh thời, Bác Hồ chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, muốn cống hiến cả cuộc đời cho Cách mạng. Tuy nhiên, do những yêu cầu của lịch sử, do có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và vốn hiểu biết sâu rộng, tài năng ngôn ngữ, Bác Hồ đã để lại 1 sự nghiệp đồ sộ, phong phú, nhiều giá trị. Xuyên suốt sự nghiệp ấy là quan điểm nghệ thuật vô cùng thống nhất của Hồ Chí Minh

·        Biểu hiện

a)     Xác định rất rõ mục đích của sáng tác nghệ thuật là vũ khí chiến đấu, phục vụ sự nghiệp cách mạng.

              “Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

                                (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)

ð Mối quan hệ chất thơ và chất thép trong thơ Bác.

         “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

b)    Bác đặt ra yêu cầu với văn chương là phải có tính chân thực, hiện thực, tính trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt, tính dân tộc.

c)     Viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì, viết như thế nào?

·        Kết luận: Quan điểm của Bác là kim chỉ nam cho văn học Việt Nam suốt 30 năm đánh Pháp, đánh Mỹ. Quan điểm này là sự kế thừa truyền thống của cha ông:

                             “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

                             Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

                                                                   (Nguyễn Đình Chiểu)

Trong suốt thời kì 1945 – 1975, quả thực văn nghệ sĩ đã kế thừa và phát huy quan điểm Hồ Chí Minh:

                             “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ

                             Mỗi vần thả bom đạn phá cường quyền.”

2.     Tác phẩm tiêu biểu

 

Tác phẩm tiêu biểu

Phong cách nghệ thuật

Văn chính luận

         Tuyên ngôn độc lập (1945)

         Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

         Không có gì quý hơn độc lập – tự do (1959)

         Mẫu mực, đỉnh cao

         Có sức thuyết phục về lý: lập luận logic, chặt chẽ, hùng hồn; dẫn chứng chân thực, sinh động, đanh thép.

         Sức hấp dẫn về tình: giọng điệu linh hoạt; ngôn từ: sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp, tạo những câu văn biểu cảm.

Truyện và kí

Đa số sáng tác trong thời gian Bác ở Pháp 1929 – 1935: Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

         Tính hiện đại

         Tính chiến đấu: chủ yếu là dùng ngòi bút trào phúng.

Thơ

Hai loại

         Thơ tuyên truyền

         Thơ nghệ thuật (Nhật kí trong tù)

         Thơ tuyên truyền: nôm na, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ

         Thơ nghệ thuật: là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và vẻ đẹp hiện đại

TỔNG KẾT

         Như vậy, với một sự nghiệp đồ sộ, Bác để lại một phong cách nghệ thuật phong phú, đa dạng

 

         Tuy nhiên, chúng vẫn có sự thống nhất cao: sự nhất quán về quan điểm sáng tác, sự nhất quán trong xu hướng vận động hướng về sự sống, về ánh sáng tương lai.

Bài viết cùng chuyên mục