Fri, 10 / 2015 2:02 am | helios

Quá trình tha hóa của Chí Phèo Loading...           Chí phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, được nuôi nấng trong vòng tay của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền khỏe mạnh cho nhà Bá Kiến. Canh điền nhưng hắn hiền như đất, thậm chí là […]

Quá trình tha hóa của Chí Phèo

Loading...

hqdefault

          Chí phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, được nuôi nấng trong vòng tay của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền khỏe mạnh cho nhà Bá Kiến. Canh điền nhưng hắn hiền như đất, thậm chí là nhút nhát. Từng có ước mơ giản dị, lương thiện như trăm người khác: “một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải,…” Chí còn là người biết tự trọng. Vì tự trọng, anh nông dân ấy chỉ thấy nhục khi bị bà Ba gọi lên làm những việc không chính đáng.

          Làm canh điền cho Bá Kiến là khởi điểm cho quá trình tha hóa của Chí phèo, mà nguyên nhân trực tiếp là sự dâm ô của bà Ba và thói ghen tuông xấu xa của Bá Kiến. Vì sự ích kỉ của mình, Bá Kiến sẵn sàng hủy hoại cuộc đời người khác, đẩy Chí phèo vào tù. Nhà tù thực dân lại là môi trường thuận lợi, biến Chí phèo từ người lương thiện thành lưu manh.

          Sau bảy, tám năm, Chí phèo ra tù với hình hài của một thằng lưu manh: “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cương cường,..”. Đó là sự tha hóa về nhân hình. Còn về nhân tính, Chí không còn hiền như đất, mà hung hăng, liều lĩnh. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến nhà Bá Kiến, gọi tận tên ra mà chửi. Rồi Chí phèo đánh nhau với Lý Cường, đập cái chai vào cột cổng, lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt.

          Không may cho Chí phèo, cái mãnh lực đen tối, tiềm tàng trong hắn đã gặp phải tên cáo già xảo quyệt là Bá Kiến. Chí như lửa to gặp gió lớn, càng tác oai tác quái nhiều hơn. Bá Kiến biết rằng với những thằng hiền thì phải bóp cho ra bùn, còn với hạng lưu manh côn đồ, phải biến nó thành tay sai. Bằng những đồng tiền lẻ, thủ đoạn “trị không được thì dùng”, Bá Kiến đã buộc Chí phèo phải bán dần bán lẻ thể xác và linh hồn. Kể từ đó, Chí phèo triền miên trong những cơn say, và hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Hắn đập phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu con người lương thiện. Để rồi hắn trở thành con quỷ dữ trong mắt người dân làng Vũ Đại. Cái mặt của Chí không còn phải là mặt người, nó là mặt của một con vật lạ, nó vằn dọc, vằn ngang, không thứ tự, bao nhiêu là sẹo.

          Dầu vậy, hình tượng Chí phèo không phải ngẫu nhiên, cá biệt. Trước hắn đã có Năm Thọ, Binh Chức và biết đâu chẳng có một Chí phèo con lại bước ra từ một cái lò gạch cũ mà Thị Nở đã thoáng hình dung để “nối nghiệp” bố? Trong một số truyện ngắn khác, Nam Cao cũng xây dựng một số nhân vật tương tự: Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò), Cụ Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm),..

 

          Qua “Chí phèo”, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị chà đạp về thể xác và tâm hồn lương thiện vốn có, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Nhà văn không chỉ vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột, mà từ hình tượng nhân vật, gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực đen tối thống trị xã hội lúc bấy giờ.

Bài viết cùng chuyên mục