Fri, 12 / 2018 1:10 am | helios

Giới thiệu chung: Khái niệm phong cách nghệ thuật: + Là nét riêng, nét độc đáo khiến cho một nhà văn không bị lẫn với người khác. + Phong cách thể hiện qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật Loading... + Phong cách phải có tính thống nhất và sự ổn định […]

  1. Giới thiệu chung:
  • Khái niệm phong cách nghệ thuật:

+ Là nét riêng, nét độc đáo khiến cho một nhà văn không bị lẫn với người khác.

+ Phong cách thể hiện qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

Loading...

+ Phong cách phải có tính thống nhất và sự ổn định đồng thời cũng có sự phát triển (phát triển của phong cách khiến cho tất cả các nhà văn không lặp lại chính mình)

  • Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Xuất hiện trong tập “Sông Đà” xuất bản 1960. Tập “Sông Đà” được viết nhân chuyến đi thực tế lên miền núi Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Ở đó, ông không chỉ say mê, choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự giàu có, sự kì vĩ của thiên nhiên, mà còn nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của những con người Tây Bắc, những con người đã trải qua thời kháng chiến gian khổ, và giờ đây đang hết mình dựng xây Tổ Quốc. (So sánh với Tiếng hát con tàu). -> Theo lời tác giả, ông lên Tây Bắc để tìm “Chất vàng của thiên nhiên” và “chất vàng mười” của con người Tây Bắc.
  1. Những biểu hiện về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà.
  • Nguyễn Tuân là nhà văn có cá tính độc đáo, đặc biệt thích những cảm giác mạnh. Ông thường lựa chọn những đối tượng nghệ thuật khác thường, thậm chí phi thường. Nguyễn Tuân cũng tôn thờ “Chủ nghĩa xê dịch”. -> Hội tụ trong việc Nguyễn Tuân lựa chọn Sông Đà để sáng tạo một thiên tùy bút.

+ Dấu vết của Chủ nghĩa xê dịch thể hiện ngay trong cách NGuyễn Tuân tiếp cận sông Đà. Có lúc là cái nhìn từ tàu bay: “tôi có bay tạt ngang qua sông Đà mấy lần”, có lúc nhà văn đi đường bộ: “mải bám gót anh liên lạc… ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu.. đi rừng dài ngày” để bất chợt bắt gặp sông Đà và vô số lần Nguyễn Tuân đã trực tiếp ngồi trên thuyền, có lúc cưỡi lên dòng nước hùm beo sông Đà để đếm cho kì được tên 73 con thác, có lúc trải nghiệm cảm giác yên bình “thuyền tôi trôi trên Sông Đà”. Nhà văn  cũng không ít lần ngồi nướng ống cơm lam, bàn chuyện về cá dầm xanh, cá anh vũ với những người lái đò.

+ Cá tính “ngông” ưa cảm giác mạnh thể hiện ngay ở lời đề từ khi tìm trúng được câu thơ của NQBich: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà ngang độc bắc lưu”. Chữ “độc” là điểm gặp gỡ, biến sông Đà và Nguyễn Tuân trở thành tri âm, tri kỷ.

  • Nguyễn tuân còn được xem là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân sở hữu phong cách tài hoa và uyên bác.

+ Tài hoa: Nguyễn Tuân đã nhìn sông Đà như một tuyệt phẩm của tạo hóa. Cùng một lúc nó có hai nét tính cách đối lập nhau.

Nguyễn Tuân đã nhìn ông lái đò vô danh, giản dị thành một tay lái ra hoa

+ Uyên bác: Vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực:

Xây dựng: tả cái hút nước-> công việc của những người thợ, thả cái giống bê_tông làm móng cầu.

Giao thông: tay chèo khi vút qua hút nước như người lái ô tô sang số, ấn ga thoát ra khỏi một quãng đường cnj cạp ra ngoài bờ vực.

Quân sự: khi miêu tả thác đá với cách bày binh bố trận, các chiến thuật, các cửa ải.

Thể thao: bóng đá (hàng tiền đạo), đấu vật (như một đô vật túm lấy thắt lưng sông Đà)

Điện ảnh: một người thợ quay phim

Văn học:

  • Cái tài hoa uyên bác được thể hiện qua ngòi bút bậc thầy về ngôn từ. trong tác phẩm này, một lần nữa, người ta lại gặp một Nguyễn Tuân – ông vua tùy bút với lối dùng từ đặt câu, lối so sánh, liên tưởng vừa độc vừa đắt:

+ Từ ngữ: hai chữ hung bạo và trữ tình để định danh con sông Đà, các tính từ tả bờ bãi sông Đà:

Hình ảnh:        Dùng hình ảnh tả âm thanh: con trâu mộng.

Tuôn dài như áng tóc trữ tình

Câu:     Thuyền tôi trôi trên Sông Đà

Bờ sông hoang dại, bờ sông hồn nhiên

Bài viết cùng chuyên mục