Wed, 10 / 2015 11:14 pm | helios

Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ 20 Loading... 1. Giai đoạn 1945 – 1954 1.1Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa –         30 năm chiến tranh ác liệt: dân tộc phải chống lại 2 kẻ thù độc ác là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ð bối cảnh […]

Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ 20

Loading...

8934994228978

1. Giai đoạn 1945 – 1954

1.1Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

         30 năm chiến tranh ác liệt: dân tộc phải chống lại 2 kẻ thù độc ác là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ð bối cảnh bất thường của lịch sử

         Văn hóa: Hầu hết những ảnh hưởng của phương Tây, Châu Âu bị chặn. Chịu ảnh hưởng phần lớn từ các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Trung Đông,..

1.2Đặc điểm

a)    Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:

         Đặc điểm này có nghĩa là văn học trở thành một thứ vũ khí chiến đấu, phục vụ cho cách mạng.

         Biểu hiện:

o   Nhà văn có tư cách của người chiến sĩ

o   Nội dung của văn học theo sát các sự kiện lớn, các bước vận động của cách mạng, thể hiện những tình cảm lớn

         Nguyên nhân: Vì đây là giai đoạn văn học phát triển trong chiến tranh, do đó, nhiệm vụ hàng đầu của mọi cá nhân, lĩnh vực trong đời sống là phục vụ cách mạng, đánh Pháp và Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b)    Văn học hướng về đại chúng:

         Đại chúng là nhân dân lao động, những người vô sản, nòng cốt là công nông (mà đến năm 1945, 90% dân mù chữ, thất học).

         Biểu hiện của tính đại chúng:

o   Nội dung: đề cập đến những vấn đề mà quần chúng nhân dân quan tâm, phản ánh phẩm chất, tư tưởng, sức mạnh của họ, ca ngợi hình tượng quần chúng tập thể, phê phán tư tưởng coi thường quần chúng.

o   Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần gũi, gần lời ăn, tiếng nói hàng ngày.

c)     Nền văn hóa mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

         Khuynh hướng sử thi:

o   Biểu hiện:

§  Đề tài, chủ đề: là những vấn đề lớn lao, có ý nghĩa sống còn với vận mệnh dân tộc, Tổ quốc: độc lập, nô lệ, Tổ quốc còn hay mất ð 2 đề tài lớn: chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

§  Nhân vật trung tâm: Những con người có phẩm chất tiêu biểu, đại diện, kết tinh cho cộng đồng (giai cấp, dân tộc, thời đại)      ð Vì thế nhân vật của những năm 1945 đến 1975 luôn là anh hùng với những chiến công chói lọi, có lí tưởng lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

§  Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật: trang trọng, ngợi ca

o   Nguyên nhân: do trong 30 năm chiến tranh, dân tộc phải chống lại những kẻ thù hùng mạng, do đó phải huy động tổng lực sức người, sức của. Mỗi con người nhỏ bé phải gồng mình lên để hoàn thành sứ mạng lịch sử dân tộc.

         Cảm hứng lãng mạn:

o   Biểu hiện:

§  Ca ngợi lí tưởng về cuộc sống mới với những con người mới: anh bộ đội, chị dân công, anh lính lái xe, những người công nhân, nông dân, kĩ sư ở hậu phương.

§  Thể hiện niềm tin, lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước.

o   Nguyên nhân: Cảm hứng lãng mạn xuất phát từ niềm tự hào đất nước, ý chí quyết tâm đánh giặc, muốn khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

ð TỔNG KẾT

          Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn luôn gắn liền với nhau là đặc điểm cơ bản nhất của văn học Việt Nam thời kì này.

          Ưu điểm:

         Thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng mà lịch sử giao phó.

         Giá trị nội dung:

o   Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa anh hùng cách mạng (được hiểu là mỗi cá nhân đều là những anh hùng, cả dân tộc là 1 tập thể anh hùng)

o   Giá trị nhân đạo luôn gắn liền với con đường cách mạng

Nhược điểm:

         Hiện thực đời sống và con người trong tác phẩm chỉ là phiến diện, 1 chiều. Thường luôn vận động theo xu hướng từ tăm tối đến ánh sáng, từ bất hạnh đến niềm vui.

         Để đảm bảo tính đại chúng, phong cách tác giả không được thể hiện nổi bật, chất lượng nghệ thuật của tác phẩm không được chủ trọng.

         Lý luận và phê bình văn học thì chịu ảnh hưởng của xu hướng xã hội học, tầm thường, dung tục.

2. Giai đoạn 1975 đến 2000

2.1 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

         Sau 30 năm, chiến tranh chấm dứt, đất nước bước vào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển kinh tế, nhiều vấn đề mới bắt đầu nảy sinh, những mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống, tệ nạn (quan liêu, bao cấp, tham nhũng, giả dối,..)

         Đặc biệt là bước ngoặt Đổi mới đã giải phóng cho văn học, đem đến tính dân chủ.

         Ảnh hưởng của văn hóa văn học phương Tây bắt đầu được tiếp nhận.

2.2 Đặc điểm

          Văn học phát triển theo hướng dân chủ hóa: văn học được phát triển tự do, không còn chịu sự chi phối cao nhất và duy nhất của Đảng, của Cách mạng (trước 1975, văn nghệ sĩ đứng trong “dàn đồng ca”, “hát tốp ca”; sau 1975, tách ra, mỗi người một “tiếng hát” riêng).

ð TỔNG KẾT

          Ưu điểm:

         Hiện thực đời sống và con người được nhìn nhận đa chiều với những khía cạnh phức tạp. Con người có cả phần “rồng phượng” và “rắn rết”.

         Phong cách nghệ thuật của các tác giả dần được khẳng định, chất lượng nghệ thuật được cải thiện.

         Phê bình lý luận văn học chịu ảnh hưởng bởi văn học phương Tây và dần tiếp cận với thế giới.

Nhược điểm:

 

          Văn học chịu ảnh hưởng của kinh tế thị trường, ít nhiều trở thành một thứ hàng hóa      ðđôi khi chất lượng nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng (khi người cầm bút muốn thỏa mãn thị hiếu tầm thường của công chúng).

Bài viết cùng chuyên mục