Wed, 01 / 2015 3:04 am | helios

Kính gửi anh Hiệp! Tôi là 1 cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm. Sau khi ra trường, tôi đã có 1 quãng thời gian ngắn công tác trong một cơ sở giáo dục (3 tháng dạy tiểu học và 12 tháng dạy THCS). Loading... Qua thư của anh gửi cô giáo “Người […]

Kính gửi anh Hiệp!

Tôi là 1 cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm. Sau khi ra trường, tôi đã có 1 quãng thời gian ngắn công tác trong một cơ sở giáo dục (3 tháng dạy tiểu học và 12 tháng dạy THCS).

Loading...

Qua thư của anh gửi cô giáo “Người lái đò” – tác giả của bức tâm thư gửi Bộ trưởng, tôi hiểu anh là một con người tâm huyết rất lớn với đất nước nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Tôi cũng rất ngưỡng mộ anh như anh đã ngưỡng mộ cô giáo “Người lái đò”

Như anh đã biết, sau khi tốt nghiệp ĐH tôi đã làm việc trong 2 cơ sở giáo dục tiểu học và THCS. Do chưa hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nên tôi không có điều kiện để được bước chân chính thức vào ngành giáo dục và cống hiến những đam mê, tinh hoa của mình và tôi quyết định về Hà Nội để theo đuổi những hoài bão mới. Khi mới đặt chân xuống mảnh đất thủ đô sôi động, náo nhiệt này tôi thấy cái gì cũng mới mẻ, cũng hay, cũng tốt…và tôi nghĩ “giá mà mình được sinh ra và được giáo dục trong một môi trường tuyệt vời như thế này thì có lẽ cuộc đời mình sẽ khác”. Tôi cũng không có cơ hội được ra nước ngoài để mở mang đầu óc như anh, điều duy nhất tôi hơn anh là tôi đã từng là giáo viên tiểu học. Cũng giống anh, tôi là người luôn quan tâm tới giáo dục, luôn dõi theo sự phát triển của nền giáo dục nước nhà vì vậy tôi mạnh dạn gửi bức thư này để chia sẻ cùng anh đôi điều còn chưa sáng tỏ

Với quan điểm cá nhân mình, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm áp lực đối với học sinh cấp tiểu học nhưng việc triển khai còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm.

Thứ nhất, tôi cho rằng TT30 đã quan tâm đến học sinh nhưng chưa quan tâm đến giáo viên – những người góp phần quyết định chất lượng giáo dục. Việc đầu tư quá nhiều thời gian vào những công việc hình thức, không rõ hiệu quả là một sự lãng phí thời gian vô ích của giáo viên. Trong thời buổi CNTT đã bùng nổ và có ứng dụng thiết thực, lớn lao, giải phóng sức lao động cho nhân lực của ngành giáo dục thì việc phải lao động thủ công ghi chép là một điều không hợp lí. Ngoài việc phải lao động sư phạm, các nhà giáo ở Việt Nam còn phải đóng vai trò điều tra viên đi đến tận nhà, gõ tận cửa các hộ gia đình để điều tra  phổ cập giáo dục các cấp. Khoảng thời gian ấy nếu chuyên tâm vào chuyên môn, nghiệp vụ thì đáng quí biết bao.

Thứ hai, việc chấm điểm với học sinh tiểu học không có gì sai, điểm số không phải là áp lực lớn nhất của việc học tập. Áp lực nằm ở chỗ: cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kiến thức nặng, nội dung kiến thức học tập khác với nội dung thi… Trung bình số học sinh tiểu học ở Nhật là 28 em/ lớp , ở Mỹ là 25 em/ lớp còn ở Việt Nam có lớp lên đến sĩ số 60.  Anh sẽ làm gì nếu anh là người giáo viên đứng lớp của 60 học sinh đó chưa kể phải làm những việc hiện giờ giáo viên tiểu học đang làm?

Thứ ba, câu chuyện của người bạn Sarah đó không phải là thước đo để đánh giá tính hiệu quả của TT30. Việc anh không tìm ra con đường đi chính xác cho bản thân mình cũng không phải do thời anh còn học tiểu học TT30 chưa được ban hành. Anh là NCS về giáo dục chắc hẳn anh đã được chiêm ngưỡng và đánh giá một số nền giáo dục của các nước tiên tiến như Úc, Mỹ, Nhật… và anh cũng hiểu ở đó trẻ em được học như thế nào, môi trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình học, chế độ đãi ngộ với nhà giáo có gì khác biệt so với nước ta.

Mong rằng anh cảm thông hơn với sự vất vả của giáo viên. Anh là nhân tài của đất nước, mong rằng sau khi bảo vệ luận án thành công thì anh sẽ trở về với tổ quốc để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà bắt kịp các quốc gia phát triển trên thế giới. Và lúc đó anh sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra các quan điểm của mình giúp cho giáo dục nước ta đi lên.

Chào anh, chúc anh sức khỏe và thành công!

 

Tác giả bức thư: Đặng Thành Trung

Bài viết cùng chuyên mục