Thu, 12 / 2014 1:16 am | helios

         Nghề giáo viên tuy khối lượng công việc nhiều, đồng lương và thời gian nghỉ ngơi hạn chế nhưng so với mặt bằng chung của XH hiện nay thì cũng không đến nỗi tệ. Xin chỉ ra 5 lý do để bạn đọc đã, đang và sẽ làm công việc "ươm […]

         Nghề giáo viên tuy khối lượng công việc nhiều, đồng lương và thời gian nghỉ ngơi hạn chế nhưng so với mặt bằng chung của XH hiện nay thì cũng không đến nỗi tệ. Xin chỉ ra 5 lý do để bạn đọc đã, đang và sẽ làm công việc "ươm mầm xanh cho tổ quốc" yên tâm công tác

 

Loading...

1) Về đối tượng lao động

– Nếu ngành y tế làm việc với những con người đang trong tình trạng sức khỏe  bị ảnh hưởng, họ là những người bệnh cần được chăm sóc chữa trị ; ngành công an phải thường xuyên tiếp xúc với những con người được coi là mặt trái của xã hội, đã mất đi nhận thức, ý chí và gây ảnh hưởng xấu đến trị an cho đất nước. 

– Ngành sư phạm thì khác: đối tượng làm việc của ngành sư phạm là những con người có nhận thức, suy nghĩ… có thể nói đối tượng lao động của ngành sư phạm là đặc biệt nhất, hoàn hảo nhất

2) Về sản phẩm lao động

Sản phẩm của ngành sư phạm là những con người phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Có thể nói rằng sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của cả dân tộc, đất nước

 

3) Tính ổn định, bền vững

Dù trong mọi hoàn cảnh của đất nước thì giáo dục và đào tạo vẫn luôn là một trong lĩnh vực thiết yếu, trọng điểm cần phải phát triển đầu tiên và không ngừng lớn mạnh. Giáo dục luôn cần những người có tâm, có tầm để đưa đất nước phát triển bắt kịp với thế giới

 

4) Vai trò, vị trí của nhà giáo trong xã hội

– Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Ở đây vấn đề giáo viên được đặt ra dưới góc độ năng lực, phẩm chất, điều kiện sống, điều kiện làm việc, quan niệm của xã hội đối với nghề dạy học và thái độ đối với giáo viên. Người Việt Nam có truyền thống tôn sư, trọng đạo: “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sự, bán tự vi sư”… Vai trò quan trọng của người thầy cũng được đại thi hào Ta-go diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình: “Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”. Người thầy cần được đảm bảo có cuộc sống tốt cho bản thân và gia đình để yên tâm làm nhiệm vụ. Khác với các ngành nghề khác trong xã hội, trong nghề dạy học, người thầy với tư cách mô phạm không thể tùy tiện làm thêm bất cứ việc gì để kiếm sống. Tốt nhất, có hiệu quả nhất là tạo điều kiện để người thầy đủ sống với nghề dạy học và các công việc xoay quanh việc đào tạo. Việc để cho người thầy sống thiếu thốn sẽ càng gia cố thêm những quan niệm sai lệch của xã hội, đặc biệt là của thế hệ trẻ về nghề dạy học và ngành sư phạm, sẽ càng làm cho nguy cơ tụt hậu của ngành giáo dục lớn lên mãi.

– Ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối với người thầy cũng rất cao. Đồng thời với dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy người học phải nắm được những điều bản chất nhất, những cái cơ bản nhất. Người thầy còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân cách đối với học sinh. Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người thầy là rất cao, rất toàn diện 

 

5) Chế độ đãi ngộ với nhà giáo

Nhìn chung so với các nước trên thế giới, so với mặt bằng chung của một số ngành nghề thì chế độ đãi ngộ với nhà giáo của nước ta còn thấp, cơ chế với ngành giáo dục còn bộc lộ những hạn chế nhất định tuy nhiên thời gian trở lại đây cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện bằng những thông tư, chỉ thị về chế độ thâm niên, chế độ cho các nhà giáo công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo….

Cuối cùng tác giả muốn nhắn nhủ đôi điều: Đất nước ta còn nghèo nàn, yếu kém về nhiều mặt song Đảng và nhà nước luôn quan tâm và coi trọng giáo dục và đào tạo nói chung và chế độ chính sách đối với các nhà giáo nói riêng. Rất mong các nhà giáo cố gắng vượt qua những vất vả, khó khăn để hoàn thành sứ mệnh của mình. Hiến tài rồi sẽ hái tiền!

Đặng Thành Trung

Bài viết cùng chuyên mục